Chủ động phòng, chống đậu mùa khỉ, Covid-19

Thứ tư - 17/08/2022 13:33
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
2
- Về bệnh đậu mùa khỉ theo Bộ Y tế, từ tháng 5-2022 đến nay, số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca bệnh đã gia tăng liên tục. Ngày 23-7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố dịch bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Đến nay, đã ghi nhận trên 25.000 ca mắc tại 78 quốc gia, trong đó, có 7 trường hợp tử vong. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ gần với nước ta như: Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản... đã ghi nhận ca bệnh xâm nhập. Tại Việt Nam chưa nghi nhận trường hợp bệnh đậu mùa khỉ.
2a
Tiêm vắc-xin vẫn là yếu tố then chốt để phòng, chống dịch Covid-19 thời điểm này.
Dịch Covid-19 trong 7 tháng đầu năm 2022, thế giới ghi nhận trên 291 triệu ca mắc Covid-19 mới, đưa tổng số ca mắc vượt 582 triệu ca, trên 6,4 triệu ca tử vong. Dịch vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của biến chủng Omicron và các biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.11. Số ca nhập viện và số ca tử vong đã gia tăng trở lại; trong tháng 7 đã ghi nhận trên 30 triệu ca mắc mới (tăng gấp 1,7 lần so với cùng tháng trước đó). WHO hiện vẫn cảnh báo dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu và khuyến cáo duy trì các biện pháp ứng phó, nhất là tiêm chủng vắc-xin.
Tại Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2022, cả nước ghi nhận trên 9 triệu ca mắc (chiếm 83,9% tổng số ca mắc), trên 8,5 triệu người khỏi bệnh (chiếm 94,5%), gần 11.000 ca tử vong (chiếm 0,1%). Tích lũy đến nay, cả nước ghi nhận 10,7 triệu ca mắc, có 9,9 triệu người khỏi bệnh (chiếm 92%) và trên 43.000 ca tử vong (chiếm 0,4%). Điều đáng quan ngại là trong tháng 7-2022, ghi nhận trên 33.000 ca mắc, 6 ca tử vong, số mắc tăng 22,4% so với tháng trước.
Tại tỉnh từ đầu năm đến nay đã có 52.648 trường hợp nhiễm Covid-19, nhiều nhất là từ tháng 1-4, dịch đang được kiểm soát, trong tháng 8 đã có 17 trường hợp nhiễm bệnh, có chiều hướng tăng nhẹ so với tháng trước.
Dù dịch Covid-19 đang được kiểm soát giảm sâu và Hậu Giang chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, nhưng ông nhận định như thế nào nguy cơ dịch Covid-19 có thể gia tăng và bệnh đậu mùa khỉ có thể xâm nhập ?
- Nước ta đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam và các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế. Biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể BA.219, do đó trong thời gian tới số ca mắc với biến thể BA.5 được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng. Các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa, mới nhất là BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch bùng phát trở lại.
Sau thời gian dịch Covid-19 đã lắng xuống, mọi hoạt động xã hội được hoạt động trở lại thì nhiều người dân có tâm lý chủ quan với các biện pháp phòng, chống dịch, không chấp hành việc đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, đến nơi công cộng; không còn tuân thủ việc tự cách ly khi biết mình nhiễm bệnh,… Đặc biệt, không ít người đã từ chối tiêm vắc-xin mũi 3 và mũi 4 phòng Covid-19 dẫn đến tỷ lệ tiêm vắc-xin mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp. Trong bối cảnh số ca mắc đang có chiều hướng tăng trở lại, đồng thời với các bệnh khác cũng đang vào mùa cao điểm, nguy cơ xảy ra “dịch chồng dịch” có thể xảy ra nếu không chủ động phòng chống hiệu quả, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người dân và dẫn đến nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế,…
SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa, khó xác định tính chất nguy hiểm của các biến thể và mức độ tăng nặng và tử vong. Hiện Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới nhưng vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng, có thể xuất hiện biến thể mới, dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến khó lường, khó dự báo.
Dịch đậu mùa khỉ tiềm ẩn nguy cơ có xâm nhập bất cứ lúc nào và lây lan do hiện nay đã mở cửa du lịch, các hoạt động trở lại bình thường để phát triển kinh tế nếu không được kiểm soát tốt.
Các giải pháp đang và sẽ được triển khai nhằm chủ động ứng phó với hai dịch bệnh này trong thời gian tới như thế nào, thưa ông ?
- Ngành đang tăng cường giám sát dịch bệnh đậu mùa khỉ và Covid-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, truy vết, điều tra, quản lý ca bệnh và xử lý kịp thời, không để bệnh lây lan ra cộng đồng. Đặc biệt lưu ý các trường hợp có triệu chứng, tiếp xúc với người nghi ngờ, mắc bệnh. Bên cạnh đó, tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát, các biện pháp phòng chống, chăm sóc, điều trị, phòng, chống lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ nhằm nâng cao năng lực phòng, chống và điều trị nếu có dịch xảy ra.
Các cơ sở khám, chữa bệnh sẵn sàng tổ chức thu dung, phân luồng, điều trị người bệnh kịp thời, an toàn, hiệu quả và đảm bảo phòng, chống lây nhiễm, không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế cả bệnh đậu mùa khỉ và Covid-19.
Từng địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản đáp ứng, diễn tập theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra tại địa bàn mình, không để bị động. Sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng chống dịch.
Ngành y tế đã và đang tích cực triển khai tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19 và thực hiện truyền thông minh bạch, bằng nhiều hình thức tới người dân, cộng đồng về tình hình dịch bệnh và các biện pháp dự phòng dịch bệnh Covid-19, đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Trong đó, lưu ý truyền thông cho các đối tượng có nguy cơ cao, đồng thời khuyến cáo người dân chủ động khai báo với các cơ quan y tế khi có triệu chứng nghi ngờ, mắc bệnh và đồng tình đi tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Trong thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 và bệnh đậu mùa khỉ hiện nay có những khó khăn nào cần được quan tâm khắc phục, thưa ông ?
- Điều trăn trở nhất hiện nay là vẫn còn tình trạng chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch của người dân trong khi các dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ dịch chồng dịch luôn hiện hữu. Tốc độ tiêm vắc-xin Covid-19 ở một số địa phương không đạt tiến độ, nhất là tiêm mũi 3, mũi 4 cho người trên 18 tuổi và tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi chưa đạt yêu cầu.
Nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch chưa được đảm bảo, nhất là về nguồn nhân lực dự phòng khi có tình huống dịch bùng phát xảy ra. Một số quy định của pháp luật hiện hành chưa bao quát được hết các tình huống dịch, nhất là với dịch Covid-19 gây khó khăn khi chúng tôi thực hiện nhiệm vụ.
Vậy ông có lời khuyên gì đối với người dân để phòng bệnh tốt nhất cho bản thân, gia đình và cộng đồng ?
- Người dân không nên chủ quan mà cần tuân thủ việc đeo khẩu trang và sát khuẩn tay thường xuyên để phòng dịch. Đồng tình đi tiêm vắc-xin các mũi nhắc lại, vì tiêm vắc-xin là yếu tố then chốt để phòng chống dịch Covid-19 cho bản thân cũng như cho xã hội. Cần hạn chế đến các nơi vui chơi giải trí, tụ tập đông người nếu không cần thiết. Dù đã tiêm vắc-xin liều cơ bản hay đã bị nhiễm Covid-19 thì đến giai đoạn này kháng thể đã giảm vẫn có thể mắc bệnh trở lại bình thường nếu tiếp xúc với người mắc bệnh.
Tuy nhiên, nếu đã tiêm mũi 3, mũi 4 vắc-xin mà không may nhiễm bệnh sẽ giảm được nguy cơ bệnh chuyển nặng và tử vong so với việc không tiêm vắc-xin hoặc tiêm chưa đủ liều. Thực tế thời gian qua cho thấy, có rất nhiều trường hợp đã tiêm 3 mũi vắc-xin khi bị nhiễm bệnh chỉ bị các triệu chứng thoáng qua như sốt, mệt mỏi và khỏi bệnh sau từ 3-7 ngày. Từ khi có vắc-xin, tình hình dịch bệnh Covid-19 có chuyển biến tích cực. Vắc-xin là một trong những yếu tố quan trọng góp phần khống chế dịch bệnh Covid-19. Số ca bệnh nặng và tử vong giảm sâu so với trước kia khi người dân chưa được tiêm vắc-xin. Trên thực tế, nhiều trường hợp không tiêm vắc-xin hoặc tiêm không đủ liều vắc-xin đã tử vong sau khi nhiễm bệnh.
Như vậy, tiêm vắc-xin vẫn có lợi hơn rất nhiều. Tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng.
Xin cảm ơn ông !

Tác giả bài viết: HỒNG DIỄM thực hiện (Báo Hậu Giang)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

[SITE_BTN_TOOL]