Nhiều chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, sức khỏe sinh sản cả nước chưa đạt

Thứ tư - 16/03/2022 14:48
Ngày 10-3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, sức khỏe sinh sản năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu trực tuyến Hậu Giang.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu trực tuyến Hậu Giang.
Theo báo cáo, trong năm 2021, dù chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, sức khỏe sinh sản của cả nước vẫn được quan tâm, thực hiện và đạt được nhiều kết quả khả quan.
Cụ thể, tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai từ 4 lần trở lên đạt 74,67%; tỷ lệ phụ nữ đẻ do cán bộ có kỹ năng đỡ đạt 96,83%, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2020; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ước tính giảm từ 13,9% năm 2020 xuống còn 13,6% năm 2021. Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt như: tỷ suất trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ước đạt 21,6%, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2020; tỷ lệ bà mẹ được khám tuần đầu sau đẻ đạt 82,54%, giảm 2,86% so với cùng kỳ năm 2020. Công tác tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho phụ nữ mang thai, điều trị cho phụ nữ mang thai, trẻ em mắc Covid-19 được chú trọng thực hiện tốt.
Hội nghị đã tham luận nhiều nội dung: công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản tại miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; kinh nghiệm điều trị cho phụ nữ mang thai mắc Covid-19; kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho trẻ mắc Covid-19 tại nhà...
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, nhận định: Năm 2021, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, sức khỏe sinh sản đã được củng cố và đạt được nhiều kết quả tiến bộ hơn so với năm trước. Trong năm 2022, Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em cần tiếp tục rà soát và xây dựng mới các quy trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, sức khỏe sinh sản. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ - trẻ em từ các tuyến trung ương tới địa phương. Khẩn trương triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án đã được Chính phủ và Bộ Y tế ban hành. Các bệnh viện tăng cường liên kết, phối hợp trong điều trị, đề ra các giải pháp hiệu quả và quan tâm thực hiện công tác chỉ đạo tuyến. Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn của các tuyến. Chủ động chuẩn bị nhân lực, vật lực, tài lực để ứng phó với các diễn biến tiếp theo của dịch Covid-19. Thường xuyên liên kết, hợp tác, trao đổi chuyên môn với các tổ chức quốc tế...
1
Tại Hậu Giang, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, sức khỏe sinh sản luôn được quan tâm.
- Tại Hậu Giang, năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, sức khỏe sinh sản cũng đạt được nhiều kết quả nổi bật, đạt cao hơn so với mức chung của cả nước. Số phụ nữ đẻ được khám thai trên 4 lần đạt 91,6%, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021; 100% sản phụ được cán bộ y tế có kỹ năng đỡ đẻ; tỷ lệ mổ lấy thai là 29,9%, giảm 1,8% so với cùng kỳ; có 94,5% sản phụ được chăm sóc sau sinh tại nhà từ 2 đến 6 tuần; tỷ lệ khám phụ khoa đạt 140,5% chỉ tiêu; tỷ lệ điều trị phụ khoa đạt 122,3% chỉ tiêu; không xảy ra tình trạng thai nhi từ 7 đến 28 ngày tuổi tử vong,...

Tác giả bài viết: Theo ĐANG THƯ (Báo Hậu Giang)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

[SITE_BTN_TOOL]