Bệnh Rubella là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Bệnh có khả năng lây lan cao nên có thể gây dịch lớn. Tất cả những người chưa có miễn dịch với Rubella đều có nguy cơ mắc bệnh, nhóm người có nguy cơ cao là trẻ em, thiếu niên và thanh niên.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên, lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông - xuân, đến nay sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi.
Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người, việc lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.
Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với triệu chứng sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Theo báo cao của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, bệnh tay chân miệng tăng nhanh trong các tuần gần đây. Theo đó, đã có 4 ca tử vong với chẩn đoán tay chân miệng độ 4, đều dương tính với Enterovirus (EV71).
Ngày 15-6, tại huyện Châu Thành, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở người tỉnh đã tổ chức Lễ mít-tinh Hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 13 năm 2023.
Chiều ngày 9-6, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người của tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống bệnh sốt xuất huyết lần thứ 13 (ngày 15-6).
Từ ngày 28 đến 30-3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Hậu Giang) tổ chức giám sát trong Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng đợt I năm 2023. CDC Hậu Giang đã cử 18 cán bộ y tế của đơn vị tiến hành giám sát tại các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Ngày 28-3, Trung tâm Y tế Vị Thuỷ tổ chức ra quân thực hiện Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng, phòng chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng đợt I năm 2023.
Ngày 28-3, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đồng loạt ra quân thực hiện Chiến dịch Tổng vệ sinh môi trường diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng đợt I năm 2023.
Ngày 28-3, tất cả các xã, phường, thị trấn của tỉnh đã đồng loạt ra quân thực hiện Chiến dịch Tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng đợt I năm 2023 (chiến dịch) và kéo dài thời gian thực hiện chiến dịch đến ngày 31-3.
Vừa qua, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai Chiến dịch Tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng (TCM) đợt I năm 2023.