Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, nước có ga và ăn, uống đồ ngọt

Thứ năm - 19/10/2023 04:32
Thừa cân và béo phì hiện đang là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng hàng đầu không những ở các quốc gia phát triển mà đang không ngừng gia tăng với tốc độ báo động, song song với tình trạng thiếu dinh dưỡng ở cả các nước đang phát triển. Thêm vào đó là tình trạng uống rượu bia, hút thuốc lá ngày càng gia tăng.
Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, nước có ga và ăn, uống đồ ngọt.
Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, nước có ga và ăn, uống đồ ngọt.
Để có một cuộc sống chất lượng, sức khoẻ nâng cao, hạn chế bệnh tật mọi người nên:
1. Tăng cường hoạt động thể lực: Hoạt động thể lực giúp giảm nguy cơ thừa cân, béo phì và mắc các bệnh tim mạch. Với người già cần duy trì một mức hoạt động thể lực thích hợp, đều đặn như đi bộ, bơi… tránh những hoạt động thể lực nặng, gắng sức. Trẻ em ngoài việc nuôi dưỡng, chăm sóc cần tạo mọi điều kiện cho trẻ hoạt động thể lực, tập luyện, vui chơi ở ngoài trời để kích thích cơ thể phát triển, tổ chức xương cũng cứng cáp, hoàn chỉnh các chức phận của hệ thống tim mạch, hô hấp, vận động….
2. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: Cân nặng là chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của mỗi người. Mỗi một người cần duy trì cân nặng tương ứng với chiều cao. Với người có cân nặng thấp, suy dinh dưỡng thường yếu, dễ bị ốm, lao động và học tập kém hiệu quả. Ngược lại ở người thừa cân, béo phì lại có nhiều nguy cơ bị các bệnh về tim mạch, đái tháo đường,tăng huyết áp và một số loại ung thư.
3. Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, những người hút thuốc lá có nguy cơ cao bị ung thư phổi. Khói thuốc lá với hàng ngàn độc tố sẽ tác động lên thành mạch máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não. Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng cho người trực tiếp hút mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh đặc biệt là trẻ nhỏ.
4. Hạn chế uống rượu, bia: Uống nhiều rượu, bia làm giảm khả năng lao động, khi say sẽ mất khả năng tự chủ bản thân gây tai nạn giao thông, mất trật tự xã hội, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Gây ra những tác hại cho sức khỏe và tăng nguy cơ mắc các bệnh như xơ gan, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, ung thư, Goute.
 5. Hạn chế sử dụng nước có ga: Uống nhiều nước có ga có thể mắc hội chứng thiếu hụt vitamin và khoáng chất, giảm thiểu nồng độ vitamin A (có thể giảm sút thị lực và khả năng đề kháng của cơ thể) và magie. Làm tiêu hóa không tốt, dễ đau bụng, tiêu chảy. Đáng ngại nhất là dùng nhiều nước ngọt có ga dễ đưa đến tình trạng thừa cân, béo phì.
6. Cần hạn chế ăn, uống quá ngọt: nhất là đối với trẻ nhỏ vì nếu ăn, uống nhiều chất ngọt trước bữa ăn sẽ làm trẻ chán ăn. Khi chất ngọt ứ tại miệng, đặc biệt là trước khi đi ngủ trẻ không đánh răng thì chất ngọt sẽ chuyển thành acid và làm hỏng răng. Người có thói quen ăn nhiều chất ngọt sẽ dễ bị thừa cân – béo phì và tăng nguy cơ bị đái tháo đường.
“Sống lành mạnh – Rèn luyện thể chất – Nâng cao tinh thần”

Tác giả bài viết: Bài, ảnh: Bác sĩ Nguyễn Thị Mãi (Khoa Truyền thông Giáo dục sức khỏe)

Nguồn tin: chuyentrang.viendinhduong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

[SITE_BTN_TOOL]